PVLC Tuần XXXI Thường Niên

ĐẦU TƯ VÀO NƯỚC TRỜI

Bài của Đức  Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

- Đnl 6,2-6

- Dt 7,23-28

Mc 12,28b-34

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Chuyện kể có một bà mệnh phụ giàu nứt đố đổ vách. Bà sống trong một biệt thự sang trọng như một toà lâu đài. Trong nhà không thiếu thứ gì. Ngoài căn biệt thự để ở, bà còn có những nhà nghỉ mát ở bờ biển, ở trên núi. Và có một khách sạn hạng sang. Kẻ ăn người ở tấp nập. Bà là người có đạo, thỉnh thoảng cũng đi lễ. Trong số người làm có anh tài xế là người có đạo rất sốt sắng, không những siêng năng đi lễ, đọc kinh cầu nguyện mà còn hiếu thảo với cha mẹ, hay giúp đỡ kẻ nghèo hơn mình. 

Một lần anh tài xế chở bà đi công việc. Bị tai nạn xe, cả hai đều thiệt mạng. Bà chủ và anh tài xế đều được lên thiên đàng. Thánh Phêrô và các thiên thần dẫn 2 người đến nơi ở của họ. 

Đi ngang qua một phố mặt tiền đầy nhà cửa cao tầng, thấy có một căn nhà đang xây, gạch đá, xi măng chất cao, thợ thuyền làm việc tấp nập. Thánh Phêrô chỉ căn nhà đang xây cho biết đây là nhà anh tài xế. Nhà sẽ xây 3 tầng và có đủ mọi tiện nghi. Bà chủ mừng vì nhà anh tài xế đã đẹp thế, chắc nhà mình sẽ đẹp hơn nhiều. 

Nhưng thánh Phêrô và các thiên thần dẫn bà đi mãi, ra khỏi thành phố, vào một miền quê nghèo, thấy có mấy người thợ đang dựng một túp lều bằng mấy cây tre và lợp bằng rạ. Thánh Phêrô chỉ túp lều và nói đó là nhà của bà chủ. 

Bà tức giận hỏi tại sao bà phải ở căn nhà tồi tàn còn anh tài xế được ở căn nhà sang trọng thế kia? Thánh Phêrô cho biết nhà được xây bằng chính vật liệu của mỗi người. Khi còn sống ở trần gian, ai gửi lên bao nhiêu thì khi chết, thiên đàng làm cho bấy nhiêu. Bà hỏi: Thế anh tài xế chuyển vật liệu lên cách nào mà nhanh và nhiều như thế? Thánh Phêrô trả lời: Anh tài xế đã dùng cả cuộc đời dương thế để chuyển vật liệu lên nước trời. Mỗi thánh lễ là một tấn sắt. Mỗi tràng hạt là một tấn xi măng. Mỗi việc bác ái là một viên đá hoa. Mỗi hi sinh là một ngọn   điện. Cả đời anh đã gom góp gửi lên thiên đàng nên được nhiều như thế. Còn bà cả đời bà chỉ lo xây dựng nhà cửa nơi trần thế, không chịu đi lễ đọc kinh, không chịu làm việc bác ái, không hi sinh chịu khó, nên bà chỉ gửi lên được vài cây tre và mấy bó rạ. 

Chắc chắn đây không phải là một câu chuyện có thật. Nhưng câu chuyện đã nói với chúng ta về những chân lý trong đạo. Chân lý đó là: Sự sống thay đổi chứ không mất đi.

Có những thay đổi nơi ở. Còn sống thì ở trần gian. Khi chết xác phải nằm dưới lòng đất lạnh. Hồn thì ra trước toà Chúa để chịu phán xét. Hồn đi đâu là tuỳ công phúc đã lập khi còn ở trần gian.

Có những thay đổi về trạng thái sống. Còn ở dương thế ta sống cả xác và hồn. Nhưng khi chết, xác nằm trong lòng đất, ta chỉ sống sự sống của linh hồn. Chỉ đến ngày tận thế, xác mới sống lại hoà nhập với hồn trong một cuộc sống vĩnh cửu không bao giờ tàn.

Nhưng quan trọng nhất là sẽ có những thay đổi về số phận. Có những người trên dương thế giàu sang, quyền thế, sung sướng nhưng khi chết phải khốn khổ. Có những người trên dương thế lầm than khốn khổ nhưng trên thiên đàng lại hạnh phúc vinh quang. Điều này Chúa đã kể cho ta nghe qua dụ ngôn “Người phú hộ và Lazarô”. 

Người khôn phải biết chuẩn bị về đời sau. Người khôn phải biết chuẩn bị cho những gì lâu dài vĩnh cửu. Người khôn phải biết tìm kiếm hạnh phúc đích thực. Người khôn phải biết chăm lo đời sống linh hồn là đời sống không bao giờ tàn úa.

Tháng 11 đã chớm thu. Lá bắt đầu úa và dần đần rụng xuống. Năm cũ đã gần hết.  Tất cả nhắc nhở chúng ta về sự mau qua của đời sống trần thế. Ngày đầu tháng 11, Giáo hội hướng lòng ta về những người thân yêu đã qua đời. Nhớ để cầu nguyện cho các ngài. Nhưng cũng là dịp để ta ngẫm đến thân phận dòn mỏng của con người. Biết cuộc sống mau qua để ta hướng lòng về đời sau.

 Lạy Chúa, xin ban cho con sự khôn ngoan, để con biết tìm Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. 

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1. Hãy kể ra những thay đổi ở đời sau.

2. Những thay đổi ấy nhắc cho ta điều gì? Phải xây dựng nhà cửa ở đâu cho vững chắc? Phải tích trữ tiền của ở đâu cho an toàn? Phải đầu tư vào đâu để có lợi nhuận tối đa?

3. Tháng 11 có khiến bạn nghĩ đến cái chết?

4. Tháng 11 có khiến bạn nghĩ đến ông bà cha mẹ đã qua đời?

Từ phi trường quốc tế Doha nước Qatar ở Trung Đông, xin chào Cộng đồng Dân Chúa rạng sáng Thứ Năm 31/10/2024 trong thời gian 7 tiếng chờ chuyến bay về HK,

Để tiếp tục bài Suy Niệm của ĐTGM Ngô Quang Kiệt trên đây 

chúng ta cùng nhau cử hành toàn bộ PVLC Tuần 31 Thường Niên được chính thức dẫn nhập bởi PVLC CN đầu tuần này, 

ở những đường kết nối từng ngày, bao gồm bài viết / text, phát thanh / audio mp3 và phát hình / video thứ tự như sau:


Tuần XXXI

Không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu - 

https://youtube.com/live/y0XQEGg3t78

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCN.XXXIB.mp3 

https://youtu.be/PH5CED3_AI4

MTN.CNXXXI-B.mp3

 / https://youtu.be/xXfSyhk6exk (Chúa Nhật)

ThanhMartinoPorres.1-VịThanhTroSiDaminhHenMon.mp3 

https://youtu.be/9iLQWEyNAk8 (3/11 - Chúa Nhật)

ThanhMartinDePorres.2-ThanPhan-DoiThuong-DoiTu.mp3 / https://youtu.be/vNbVgO71Db8

ThanhMartindePorres.3-TinhThuong-PhucVu-DaiDong.mp3

 / https://youtu.be/mvCn4BhINUQ

DucTin-DeNhatCaoThuVoLam.mp3

 / https://www.youtube.com/watch?v=u_0Wvw4mvOc

(phụ đề cho tập 3 Truyện Thánh Martin de Porres)

ThanhMartinoDePorres.4-TienTriChânPhuocHienThanh.mp3

https://youtu.be/8O5HNTCA7vw

TN.XXXIL-2.mp3 

ThanhCaroloBaromeo.mp3

 / https://youtu.be/F9-w1WhvVGY (4/11 - Thứ Hai)

TN.XXXIL-3.mp3 / TN.XXXIL-3.mp3

TN.XXXIL-4.mp3 

TN.XXXIL-5.mp3

TN.XXXIL-6.mp3 / https://youtu.be/T4_PxLPxE0I

LeCungHienDenThoGioanLaterano.mp3 / LeCungHienDenThoLaterano.mp3 

https://youtu.be/fZc4SkJ59Ec (9/11 - Thứ Bảy)

Chia sẻ suy niệm

Chủ đề sự sống của Mùa Phục Sinh vẫn tiếp tục được chất chứa trong Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XXXI Thường Niên Năm B hôm nay, liên quan đến giới răn cao trọng nhất.

Trước hết, trong bài Phúc Âm hôm nay, để trả lời cho hỏi của một "người trong nhóm luật sĩ": "Trong các giới răn điều nào trọng nhất?", Chúa Giêsu đáp: "Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó".

Câu trả lời của Chúa Giêsu, phần đầu, không phải chỉ lập lại hầu như nguyên văn lời huấn dụ của Moisencho dân Do Thái trong Bài Đọc 1 hôm nay:"Hỡi Israel, hãy nghe đây, Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa độc nhất. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi", mà còn bao gồm cả giới răn yêu thương tha nhân như bản thân mình nữa.

Câu trả lời của Chúa Giêsu chí lý đến nỗi đã làm cho luật sĩ này không thể nào không công nhận và khen tặng, vì chắc đó cũng là những gì nhân vật thông luật này thâm tín và cố gắng giữ luật và dạy luật cho dân chúng như đúng tinh thần và cốt lõi của luật là yêu thương. 

"Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh".
Về phần mình, nếu câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm cho vị luật sĩ khâm phục thế nào thì câu công nhận của vị luật sĩ sau đó cũng rất tâm đắc với Chúa Giêsu. Ở chỗ, nhân vật này chẳng những công nhận những gì Người nói là chí lý mà còn thêm một nhận định riêng đầy ý thức của mình nữa khi so sánh giá trị cao vượt của yêu thương "hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh".

Câu công nhận đầy cảm nghiệm của vị luật sĩ ấy đã hoàn toàn phản ảnh với những gì Chúa Giêsu đã quả quyết trong bữa ăn ở nhà của nhân viên thu thuế Levi được Người kêu gọi và trở lại theo Người, một bữa ăn trong số khách tham dự có cả những người biệt phái là thành phần đã kêu trách Chúa với các môn đệ của Người về hành động Người ngồi ăn uống với thành phần tội lỗi, những lời kêu trách hoàn toàn sai trái với cốt lõi của lề luật là tình thương: "Điều Ta mong muốn là lòng nhân lành chứ không phải lễ vật" (Mathêu 9:11-13).

Đó là lý do, sau khi nghe câu trả lời công nhận đầy cảm nhận chính xác này của vị luật sĩ ấy, hơn hẳn hầu hết thành phần luật sĩ và biệt phái thông luật, giữ luật và dạy luật trong dân chúng, Chúa Giêsu đã không thể nào không lên tiếng khen ngợi và phấn khích con người "bày tỏ ý kiến khôn ngoan" ấy rằng: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu". Nghĩa là nhân vật này như thể đã thấy được tất cả sự thật nơi lề luật, như Moisen được thấy Đất Hứa từ đỉnh núi Nabo là nơi vị giải phóng dân Do Thái này chưa được đặt chân vào vậy (xem Dân Số 27:12).

Thật vậy, thâm tín được giới răn cao trọng nhất là kính mến Thiên Chúa hết mình và yêu thương tha nhân như mình là chuyện đã khó, nhưng áp dụng thực hành hai giới răn chính yếu và cao trọng nhất này nữa mới càng khó hơn. Có một số Kitô hữu Công giáo nói rằng mến Chúa thì dễ mà yêu người thì khó. 

Cảm nghiệm này của họ dường như chối bỏ hai nguyên tắc mến chúa thì phải yêu người mà yêu người thì phải phản ảnh tình Chúa yêu: 1- đã mến Chúa thì phải yêu người (xem 1Gioan 4:20-21), bởi thế nếu yêu người mà khó thì mến Chúa cũng khó, không thể nào lại dễ được; 2- muốn yêu người thì phải có tình yêu Thiên Chúa là Đấng đã yêu họ chứ không một ai có thể yêu người một cách trọn lành như chính Chúa đã yêu họ (xem Gioan 13:34, 15:12). 

Đó là lý do Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư gửi Giáo đoàn Do Thái ở Bài Đọc 2 hôm nay, ở câu kết, đã nhận định rằng: "Vì Lề luật thì đặt những người yếu đuối làm tư tế, còn lời thề có sau Lề luật thì đặt Người Con hoàn hảo làm Thượng tế đến muôn đời".

Được lãnh nhận Phép Rửa, Kitô hữu cũng được thông phần với vai trò vương đế, ngôn sứ và tư tế của Chúa Kitô: Vai trò vương đế của Kitô hữu là ở chỗ họ làm chủ mọi sự như Chúa Kitô Phục Sinh được toàn quyền trên trời dưới đất (xem Mathêu 28:19); vai trò ngôn sứ của họ là ở chỗ họ làm chứng nhân như Chúa Kitô và cho Chúa Kitô về tình yêu thương cứu độ của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô (xem Gioan 3:16); và vai trò tư tế của họ là ở chỗ họ thánh hóa tất cả mọi tạo vật và sự vật được trao phó cho họ hay họ tiếp xúc trong đời sống trần gian của họ.

Riêng vai trò tư tế của mình, cho dù họ tự bản chất là thành phần "những người yếu đuối làm tư tế", nhưng vai trò tư tế của họ được thông phần với Chúa Kitô là vị tư tế thượng phẩm, một vị thượng tế chẳng những là chủ tế mà còn chính là hy tế cứu độ cho phần rỗi của nhân loại nữa, hoàn toàn chỉ vì Người yêu thương nhân loại như Cha đã yêu Người (xem Gioan 17:23), nhờ đó họ cũng mới có thể yêu thương nhau như Người đã yêu thương họ. Và chỉ có đức ái trọn hảo nơi Kitô hữu sống trọn vẹn vai trò tư tế này mới thực sự "hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh" mà họ hằng ngày, với vai trò tư tế phổ quát hay thừa tác, hiến dâng trong phụng vụ Thánh Thể.

Bài Đáp Ca hôm nay chất chứa một cảm nhận sâu xa về thân phận yếu đuối của con người, một thân phận rất cần đến Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể giúp họ mến Chúa hết mình và nhất là yêu tha nhân như chính Ngài yêu họ:

1) Lạy Chúa là dũng lực con, con yêu mến Chúa; lạy Chúa là đá tảng, chiến lũy, cứu tinh.

2) Lạy Chúa là Thiên Chúa, là sơn động chỗ con nương mình, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù con. Con xướng ca khen ngợi cầu cứu Chúa, và con sẽ được cứu thoát khỏi tay quân thù. 

3) Vạn tuế Thiên Chúa, chúc tụng Ðá Tảng của con, ngợi khen Thiên Chúa là Ðấng cứu độ con. Ngài đã ban cho đức vua được đại thắng, đã tỏ lòng từ bi với Ðấng được xức dầu của Ngài.